T3, 10 / 2018 11:02 sáng | luatblue

Dinh dưỡng trong tỏi

Theo Live Strong, mỗi 100 g tỏi cung cấp 150 calo, 33 g carbs, 6,36 g protein và giàu các dưỡng chất như vitamin B1, B2, B3, B6, folate, C, canxi, sắt, magiê, mangan, phốt pho, kali..

Hình minh họa

Dưới đây là một số tác dụng chữa bệnh của tỏi:

– Tỏi có tác dụng như một loại thuốc kháng sinh, làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh do vi khuẩn hay vi rút xâm nhập, đặc biệt là các bệnh: Cảm cúm, ho, cảm lạnh…

– Tỏi giúp vết thương mau lành, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.

– Tỏi có khả năng phòng chống ung thư, nhất là ung thư dạ dày và đại trực tràng…

– Bên cạnh đó, tỏi còn được dùng để điều trị thấp khớp, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, đầy bụng, chậm tiêu…

Tuy nhiên trong một số trường hợp, người dân không nên sử dụng tỏi để tránh gây hại như:

– Không ăn tỏi với các loại thực phẩm kiêng kỵ như: Thịt chó, thịt gà, trứng, cá trắm… Cụ thể, tỏi khi kết hợp với thịt gà dễ dẫn tới kiết lỵ, ăn cùng trứng sẽ tạo thành chất độc, ăn cùng thịt chó sẽ bị chứng khó tiêu…

– Không ăn tỏi khi đang mắc bệnh về mắt, những người thị lực yếu cũng được khuyên không nên ăn tỏi vì trong tỏi có thành phần gây kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt.

– Không ăn tỏi nếu mắc các bệnh về gan, do loại củ này có vị cay, tính nóng, dễ gây kích thích mạnh, nên người mắc bệnh gan, nhất là bị nóng gan ăn tỏi sẽ càng nóng hơn, lâu ngày dẫn tới nhiều tổn thương đối với cơ quan này.

– Không ăn tỏi khi đang bị đi tả. Khi người bị đi tả ăn tỏi, nhất là tỏi sống, chất allicin trong tỏi làm tăng sự kích thích thành ruột, dẫn tới tình trạng nghẽn mạch máu, phù nề, có thể khiến bệnh tình trở nặng hoặc xảy ra biến chứng không mong muốn.

– Không ăn tỏi khi đói bụng: Ăn tỏi lúc đang đói hoặc chỉ ăn tỏi mà không ăn kèm với các loại thực phẩm khác rất dễ bị loét dạ dày do trong tỏi có chất allicin dễ dẫn đến nóng trong dạ dày.

– Không nên ăn quá nhiều tỏi: Nhiều cho rằng tỏi tốt cho sức khỏe nên ăn càng nhiều càng tốt nhưng thực tế, tỏi là một loại gia vị cay nóng nên ăn quá nhiều dễ dẫn tới các tổn thương về dạ dày, thận, tổn thương khí huyết… dẫn tới chán ăn, mệt mỏi… Mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa không quá 10g tỏi là đủ.

Những người không nên ăn tỏi

Người mắc bệnh hôi miệng

Khi bạn bị chứng hôi miệng thì không nên ăn thực phẩm có mùi như tỏi vì sau quá trình chuyển hóa trong cơ thể cũng tạo dư chất dạng hơi thải qua đường thở gây mùi khó chịu cho người tiếp xúc.

Người có bệnh tả

Người có bệnh tả cũng nên tránh xa. Nguyên nhân là bởi allicin trong tỏi làm tăng sự kích thích thành ruột, dẫn tới bệnh tình trở nặng hoặc xảy ra biến chứng không mong muốn

Người đang mắc bệnh về mắt

Trong tỏi có thành phần gây kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt nên những người thị lực yếu và đang mắc các bệnh về mắt được khuyến cáo nên hạn chế ăn tỏi.

Người bị dị ứng với tỏi

Có những người không ăn được tỏi bởi lý do hoặc là dị ứng.. Vì vậy, nếu ăn tỏi mà thấy các dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi… thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi, tốt nhất nên ngưng ăn tỏi.

Người có bệnh nặng, cơ thể suy yếu

Giống như ớt và nhiều loại gia vị cay khác, tỏi có một vài tác dụng phụ đối với những người bị bệnh nặng và đang sử dụng thuốc vì nó có thể tạo ra một số tác hại cho sức khỏe.

Bài viết cùng chuyên mục