T4, 12 / 2018 10:33 sáng | mydung

Việc đăng ký kinh doanh quán cafe là rất cần thiết mỗi khi chúng ta muốn mở quán cafe nói riêng hay quán trà sữa, quán ăn nói chung…. Điều này giúp ta có thể hoạt động hợp pháp và hạn chế những rủi ro liên quan đến pháp lý. Sau đây, Luật Blue xin tổng hợp lại những thủ tục đăng ký kinh doanh và mở quán cafe mà quý khách nên biết:

Hình thức kinh doanh của quán cafe

Hoạt động kinh doanh của bạn chỉ được tiến hành khi cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Đối với cửa hàng, dịch vụ ăn uống, việc bạn cần nắm rõ đó là mô hình kinh doanh của mình thuộc loại hình nào.

Các loại hình kinh doanh của quán cafe có thể chia làm 3 nhóm:

– Doanh nghiệp: Loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh lớn hoặc trung bình.

– Hộ kinh doanh: Loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh trung bình hoặc nhỏ.

– Cá nhân kinh doanh: Loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh rất nhỏ.

Đối chiếu theo khoản 1, điều 66, nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về Hộ kinh doanh cá thể: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Vậy thì mô hình các quán café là hình thức Hộ kinh doanh, vì vậy chúng ta cần làm thủ tục đăng ký kinh doanh và mở quán cafe như sau:

Thủ tục đăng ký kinh doanh và mở quán cafe

Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh mở quán cafe gồm:

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có)

b) Ngành, nghề kinh doanh

c) Số vốn kinh doanh

d) Số lao động

đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh

b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định này

c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.

Các loại thuế phải nộp khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh và mở quán cafe

Theo Điều 2, Thông tư 92/2015/TT-BTC, các loại thuế mà cơ sở kinh doanh phải nộp bao gồm:

– Thuế môn bài theo năm: dựa trên thu nhập một tháng. Mức thuế này thấp nhất là 50.000Đ.

– Thuế Giá trị gia tăng (GTGT): bằng Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

– Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): bằng Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ thuế TNDN

Nếu quán của bạn có doanh thu dưới 100 triệu/năm, bạn chỉ phải nộp thuế môn bài theo từng năm. Còn với doanh thu trên 100 triệu, bạn cần phải nộp đầy đủ cả 3 loại thuế trên. Mức tỷ lệ thuế cụ thể bạn có thể tham khảo tại cơ quan có thẩm quyền khi ĐKKD.

Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục đăng ký kinh doanh và mở quán cafe của Luật Blue. Nếu quý khách đang có nhu cầu thành lập công ty kinh doanh và mở quán cafe nói riềng và về lĩnh vực ăn uống nói chung, hãy gọi ngay cho Luật Blue theo hotline: 0974 208 518 để được hỗ trợ hiệu quả với chi phí tối thiểu nhất.

 

Bài viết cùng chuyên mục